Cạy nốt ruồi có sao không? Tác hại tiềm ẩn và cách xử lý an toàn

I-Medicare 22/05/2025 11
Chia sẻ:
Cạy nốt ruồi có sao không là thắc mắc phổ biến của nhiều người khi cảm thấy nốt ruồi gây khó chịu hoặc ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Tuy nhiên, việc tự ý cạy nốt ruồi tại nhà tiềm ẩn nhiều nguy cơ, từ nhiễm trùng, chảy máu đến để lại sẹo xấu hoặc làm nốt ruồi tái phát. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ các rủi ro và hướng dẫn cách xử lý nốt ruồi đúng cách, an toàn và hiệu quả.
Bác sĩ Hằng

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phạm Thị Hằng

1. Vì sao nhiều người có thói quen cạy nốt ruồi?

Nốt ruồi là tình trạng rất phổ biến và hầu như ai cũng có. Trung bình mỗi người đều có từ 10-40 nốt ruồi trên cơ thể. Mặc dù đa số nốt ruồi đều lành tính, nhưng nhiều người vẫn cảm thấy khó chịu việc xuất hiện nốt ruồi ở một số vị trí gây mất thẩm mỹ và hoặc hình dạng của chúng. Nhiều người thường có thói quen cạy hoặc sờ vào nốt ruồi khi chúng bị cọ xát, gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, những nốt ruồi nổi lên ở mặt, cổ hay vùng nhạy cảm thường khiến họ cảm thấy mất tự tin về vẻ ngoài.

Tâm lý tự xử lý nốt ruồi vì nghĩ rằng việc cạy nốt ruồi trên da rất đơn giản, không cần đến bác sĩ. Có người còn tin theo các cách tẩy nốt ruồi dân gian như buộc chỉ cho nốt ruồi tự rụng hoặc dùng vật nhọn để cạy trực tiếp. Tuy nhiên, những cách làm này rất nguy hiểm và dễ gây ra những biến chứng không mong muốn.

Cạy nốt ruồi có sao không? Tác hại tiềm ẩn và cách xử lý an toàn - ảnh 1

2. Cạy nốt ruồi có sao không?

Cạy nốt ruồi tại nhà là việc làm rất nguy hiểm vì có thể gây ra nhiều biến chứng. Hành động này dễ dẫn đến nhiễm trùng, để lại sẹo xấu, làm tổn thương da và đặc biệt có thể che giấu các dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng như ung thư da. Các bác sĩ da liễu luôn khuyến cáo không nên tự ý xử lý mà nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Cạy nốt ruồi có sao không? Tác hại tiềm ẩn và cách xử lý an toàn - ảnh 2

Về bản chất, nốt ruồi là tập hợp của các tế bào sắc tố (melanocyte) tập trung tại một vị trí trên da. Chúng không chỉ nằm trên bề mặt mà còn có chân sâu bên dưới lớp da. Khi bạn tự ý cạy bằng tay hay dụng cụ không chuyên, chỉ phần trên bị bong ra, còn phần chân nốt ruồi vẫn nằm lại, dễ gây tái phát hoặc biến chứng. Việc cạy nốt ruồi không đúng cách có thể khiến nốt ruồi mọc lại, thậm chí to hơn và sẫm màu hơn ban đầu. Ngoài ra, khi vùng da bị tổn thương, các tế bào sắc tố có thể bị kích thích hoạt động mạnh, làm nốt ruồi trở nên rõ và đậm màu hơn trước.

Từ góc nhìn y khoa, khi tự xử lý nốt ruồi tại nhà có thể làm che mất những dấu hiệu cảnh báo quan trọng. Đặc biệt, nếu nốt ruồi đang có dấu hiệu bất thường như to lên, đổi màu hay thay đổi hình dạng – đây có thể là dấu hiệu sớm của ung thư da. Nếu bạn cạy bỏ trước khi đi khám, bác sĩ sẽ rất khó phát hiện và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

3. Những biến chứng thường gặp khi tự ý cạy nốt ruồi

Việc tự ý cạy nốt ruồi tại nhà tưởng chừng đơn giản nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe và thẩm mỹ. Không chỉ làm tổn thương vùng da xung quanh, hành động này còn có thể gây nhiễm trùng, để lại sẹo hoặc làm che giấu dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm. Dưới đây là những biến chứng phổ biến mà bạn cần lưu ý:

Gây nhiễm trùng da

Biến chứng phổ biến nhất khi tự ý cạy nốt ruồi là nhiễm trùng. Khi da bị tổn thương hở, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vết thương, gây ra các triệu chứng như sưng tấy, đỏ đau, chảy mủ và có thể kèm theo sốt nhẹ. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, tình trạng nhiễm trùng có thể lan rộng, gây áp xe tại chỗ hoặc nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng máu, đe dọa sức khoẻ của bạn.

Để lại sẹo

Nếu bạn tự tẩy nốt ruồi không đúng cách, vết thương sẽ khó lành và dễ bị tổn thương sâu hơn. Quá trình hồi phục không hoàn chỉnh có thể dẫn đến hình thành sẹo lồi hoặc sẹo lõm với bề mặt không đều và màu sắc khác biệt rõ rệt so với vùng da xung quanh. Những vết sẹo này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà đôi khi còn khiến khu vực đó trông xấu hơn cả nốt ruồi ban đầu.

Nốt ruồi mọc lại và lan rộng

Khi bạn tự xử lý, thường không thể loại bỏ hết toàn bộ các tế bào sắc tố nằm sâu dưới da. Điều này khiến nốt ruồi có thể mọc lại sau một thời gian. Hơn nữa, việc tác động cơ học lên vùng da này còn có thể kích thích các tế bào sắc tố phát triển mạnh hơn, dẫn đến tình trạng xuất hiện thêm nhiều nốt ruồi nhỏ xung quanh khu vực ban đầu.

Chảy máu và khó cầm máu

Một số nốt ruồi có mạch máu nuôi dưỡng bên trong. Khi bạn tự cạy hoặc tác động mạnh lên nốt ruồi, có thể làm tổn thương các mạch máu này, gây chảy máu nhiều và khó cầm. Điều này đặc biệt nguy hiểm với người bị rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu, vì chảy máu kéo dài có thể gây nguy hiểm và làm vết thương lâu lành. Vì vậy, việc xử lý nốt ruồi cần được thực hiện đúng cách và dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Cạy nốt ruồi có sao không? Tác hại tiềm ẩn và cách xử lý an toàn - ảnh 3

4. Cách xử lý khi đã lỡ cạy nốt ruồi tại nhà

Khi lỡ tay tự tẩy nốt ruồi tại nhà, việc xử lý đúng cách ngay từ đầu rất quan trọng để tránh nhiễm trùng và các biến chứng không mong muốn. Bạn cần biết cách chăm sóc vết thương và nhận biết những dấu hiệu cần đi khám kịp thời. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết giúp bạn xử lý an toàn và hiệu quả khi đã lỡ tay cạy nốt ruồi:

Bước 1: Cầm máu và làm sạch vết thương

Đầu tiên, hãy dùng gạc sạch hoặc băng vô trùng ấn nhẹ lên vết thương để cầm máu, tránh sử dụng bông gòn vì dễ bị dính và để lại vụn trong vết thương. Trước khi xử lý, bạn nên rửa tay kỹ với xà phòng để hạn chế vi khuẩn. Sau đó, nhẹ nhàng làm sạch vùng da xung quanh vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn, giúp vết thương nhanh lành hơn.

Bước 2: Khử trùng và băng bó vết thương

Sau khi làm sạch vết thương, dùng dung dịch sát trùng nhẹ nhàng thoa quanh vùng da xung quanh vết thương, tránh để dung dịch tiếp xúc trực tiếp lên phần da hở để không gây kích ứng. Tiếp đó, dùng băng gạc vô trùng phủ lên vết thương để bảo vệ khỏi bụi bẩn và vi khuẩn. Bạn nên thay băng mỗi ngày hoặc ngay khi băng bị ướt hoặc bẩn để giữ vệ sinh và giúp vết thương nhanh hồi phục.

Bước 3: Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng

Trong những ngày đầu sau khi cạy nốt ruồi, bạn cần chú ý quan sát vết thương kỹ càng. Nếu thấy vùng da xung quanh vết thương sưng to hơn, đỏ rực, đau nhiều hoặc xuất hiện mủ, kèm theo sốt hoặc cảm giác mệt mỏi, hãy chủ động đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nghiêm trọng.

Cạy nốt ruồi có sao không? Tác hại tiềm ẩn và cách xử lý an toàn - ảnh 4

Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng sinh dạng bôi hoặc uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách có thể làm vi khuẩn kháng thuốc, khiến việc điều trị sau này trở nên khó khăn hơn và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Luôn tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

5. Nốt ruồi có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư da

Nốt ruồi không chỉ là những đốm sắc tố bình thường trên da mà đôi khi còn có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng, trong đó có ung thư da. Một số thay đổi bất thường về kích thước, hình dạng hoặc màu sắc của nốt ruồi có thể là biểu hiện của tế bào ung thư phát triển. Vì vậy, việc theo dõi kỹ và nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường là rất quan trọng để phòng ngừa và xử lý kịp thời.

Các bác sĩ thường dùng quy tắc ABCDE để nhận biết nốt ruồi có dấu hiệu nghi ngờ ác tính như sau:

  • A (Asymmetry - Bất đối xứng): Nốt ruồi không đều nhau, một nửa khác hẳn so với nửa còn lại về hình dạng.
  • B (Border - Đường viền): Đường viền của nốt ruồi không rõ nét, có thể bị lởm chởm, gợn sóng hoặc không đều.
  • C (Color - Màu sắc): Nốt ruồi có nhiều màu khác nhau cùng xuất hiện như nâu, đen, đỏ hoặc trắng, thay vì chỉ một màu đồng nhất.
  • D (Diameter - Đường kính): Kích thước nốt ruồi lớn hơn 6mm
  • E (Evolution - Thay đổi): Nốt ruồi có sự thay đổi rõ rệt theo thời gian về kích thước, hình dạng, màu sắc hoặc xuất hiện các triệu chứng như ngứa ngáy, chảy máu, đau nhức.

Cạy nốt ruồi có sao không? Tác hại tiềm ẩn và cách xử lý an toàn - ảnh 5

Nếu nốt ruồi có một hoặc nhiều dấu hiệu trên, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá và xử lý kịp thời. Khi bạn tự ý cạy nốt ruồi, rất có thể bạn đã làm mất đi những dấu hiệu quan trọng mà bác sĩ cần để phát hiện sớm ung thư da. Việc này khiến cho quá trình chẩn đoán trở nên khó khăn hoặc không chính xác, làm mất đi cơ hội điều trị kịp thời. Hậu quả là có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thậm chí đe dọa tính mạn.

6. Các phương pháp tẩy nốt ruồi an toàn, hiệu quả

Để tẩy nốt ruồi an toàn và hiệu quả, bạn nên thăm khám các bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu để thực hiện bằng các phương pháp hiện đại. Những cách này giúp loại bỏ nốt ruồi triệt để, hạn chế tổn thương da và giảm nguy cơ để lại sẹo hoặc biến chứng. Đồng thời, việc chăm sóc đúng cách sau khi tẩy cũng rất quan trọng để vết thương nhanh lành và da phục hồi tốt.

Phẫu thuật cắt bỏ

Là phương pháp truyền thống và hiệu quả nhất để loại bỏ hoàn toàn nốt ruồi. Bác sĩ sẽ dùng dao mổ cắt bỏ nốt ruồi cùng phần da lành xung quanh, sau đó khâu lại vết thương. Phù hợp với nốt ruồi lớn, nghi ngờ ác tính hoặc ở vùng dễ bị cọ xát. Ưu điểm là loại bỏ triệt để, có thể làm xét nghiệm mô, nhưng có thể để lại sẹo và cần thời gian hồi phục.

Laser CO2

Sử dụng tia laser CO2 để loại bỏ nốt ruồi từng lớp, hạn chế tổn thương vùng da lành. Phương pháp phù hợp với nốt ruồi nhỏ, nông, không bất thường. Thực hiện nhanh, ít đau, thời gian hồi phục ngắn, nhưng chi phí cao và không lấy mẫu xét nghiệm được.

Đốt điện (Electrocautery)

Dùng dòng điện cao tần để đốt cháy nốt ruồi, thực hiện nhanh, chi phí hợp lý, có thể xử lý nhiều nốt ruồi cùng lúc. Tuy nhiên, dễ để lại sẹo nhỏ và không kiểm soát độ sâu như laser.

Đông lạnh bằng Nitơ (Cryotherapy)

Sử dụng nitrogen lỏng ở nhiệt độ rất thấp để đông lạnh và phá hủy tế bào nốt ruồi. Thích hợp cho nốt ruồi nhỏ, nông, thực hiện nhanh, không cần gây tê, ít để lại sẹo. Nhược điểm là có thể cần nhiều lần điều trị và có nguy cơ làm sáng màu da.

Việc lựa chọn phương pháp tẩy nốt ruồi không nên tùy tiện mà cần được bác sĩ chỉ định dựa trên nhiều yếu tố và từng tình trạng nốt ruồi cụ thể như:

  • Kích thước và độ sâu của nốt ruồi: Nốt ruồi lớn, ăn sâu dưới da thường cần phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn; trong khi nốt ruồi nhỏ, nông có thể xử lý bằng laser, đốt điện hoặc đông lạnh.
  • Vị trí của nốt ruồi: Những vùng da nhạy cảm hoặc dễ thấy như mặt, cổ, ngực... thường ưu tiên phương pháp ít để lại sẹo để đảm bảo tính thẩm mỹ.
  • Đặc điểm nghi ngờ ác tính: Nếu nốt ruồi có dấu hiệu bất thường (theo quy tắc ABCDE), bác sĩ sẽ khuyên cắt bỏ và gửi mẫu làm xét nghiệm mô bệnh học để loại trừ ung thư da.
  • Yêu cầu về thẩm mỹ và chi phí: Một số người ưu tiên phương pháp ít xâm lấn, hồi phục nhanh dù chi phí cao hơn. Ngược lại, người khác có thể chọn phương án kinh tế hơn nếu nốt ruồi ở vị trí không quan trọng về thẩm mỹ.
  • Tình trạng sức khỏe: Những người có bệnh lý nền (rối loạn đông máu, da nhạy cảm, dị ứng...) cần được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện bất kỳ can thiệp nào.

Cạy nốt ruồi có sao không? Tác hại tiềm ẩn và cách xử lý an toàn - ảnh 6

Trước khi quyết định loại bỏ nốt ruồi, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng cẩn thận để đánh giá hình dạng, màu sắc, kích thước và vị trí của nốt ruồi. Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng kính soi da chuyên dụng để quan sát rõ cấu trúc bên trong, giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường mà mắt thường khó nhìn thấy. Nếu nghi ngờ nốt ruồi có nguy cơ ác tính, bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết nhằm xác định chính xác trước khi đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Sau khi đã giải đáp vấn đề cạy nốt ruồi có sao không – tưởng chừng chỉ là hành động đơn giản nhưng lại tiềm ẩn nhiều hệ lụy khó lường. Một quyết định thiếu hiểu biết có thể khiến bạn đánh đổi sức khoẻ và thẩm mỹ. Đừng tự xử lý tại nhà, hãy đến phòng khám đa khoa I-Medicare để được thăm khám và tẩy nốt ruồi thẩm mỹ an toàn.

Tin liên quan

Liên hệ ngay!